Các phương pháp chế biến cà phê hiện nay

Để có được ly cà phê thơm ngon, cà phê phải được chế biến cách đặc biệt nhất. Sau khi cà phê được thu hoạch, sẽ được mang về nhà máy để phân loại và sản xuất. Để khai thác hết tất cả các hương vị của cà phê, cà phê phải được trồng, chăm sóc thật kỹ lưỡng nhất. Ngoài ra, cà phê ngon cũng được đánh giá qua cách chế biến. Cà phê được chế biến đúng cách sẽ tạo ra hương vị đậm đà. Người ta sẽ có nhiều phương pháp để chế biến. Vậy bạn đã biết đó là gì chưa? Sau đây, Mơak Coffee sẽ giúp bạn tìm hiểu các phương pháp chế biến cà phê hiện nay nhé!

 

 

 

Cấu trúc của hạt cà phê

Để chế biến hạt cà phê heo nhiều phương pháp, trước hết ta phải biết rõ hạt cà phê nư thế nào để chế biến chuẩn vị của nó hơn.

1. Lớp vỏ

Đây là lớp vỏ ngoài cùng của mỗi trái cà phê. Lớp vỏ trái sẽ thay đổi màu sắc rõ ràng trong suốt quá trình sinh trưởng của trái cà phê. Từ màu xanh khi trái còn non đến màu đỏ khi trái đã chín.

2. Lớp thịt

Lớp thịt có thể ăn được và là thức ăn ưa thích của một số loài động vật khi ăn trái cà phê như Sóc, Voi. Lớp thịt trái có vị ngọt, chứa nhiều đường và chiếm từ 42 – 45% trọng lượng của trái cà phê chín.

3. Lớp nhầy

Là lớp quan trọng nhất, bảo vệ nhân cà phê khỏi côn trùng gây hại. Lớp nhầy này thường chiếm 20 – 23% trọng lượng của trái cà phê chín.

4. Lớp vỏ trấu

Lớp vỏ này dày và cứng bảo vệ hạt cà phê. Vỏ trấu chiếm 6 – 8% trọng lượng của trái cà phê.

5. Lớp vỏ lụa

Lớp này mỏng, màu trắng, để bao bọc hạt cà phê. Lớp vỏ lụa này thường còn sót lại sau khi rang cà phê Arabica, một trong những thành phần tạo hương cho cà phê Arabica rang.

6. Vỏ nhân

Lớp vỏ nhân là một lớp nhân mỏng có tác dụng bảo vệ lớp nhân chính. Lớp vỏ nhân này có hương vị đầy đủ của cà phê nhưng chứa rất ít hoặc không có Caffeine.

7. Nhân chính

Đây là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng của hạt cà phê nhất, nhưng đồng thời cũng là nơi có hàm lượng Caffeine cao nhất.

Các phương pháp chế biến cà phê hiện nay

Để chế biến cà phê, người ta sẽ áp dụng nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có một quy trình riêng biệt. Nó sẽ tạo nên một hương vị cà phê chuẩn mực.

1. Phương pháp chế biến khô

Cà phê sẽ được đem về phơi khô hoặc sấy cho đến khi độ ẩm xuống còn 12 – 13 %. Thường một lần phơi sẽ mất 25 – 30 ngày. Sau đó loại bỏ tạp chất như cành, lá, đất, đá và các dị vật khác, quả khô, quả xanh, non ra khỏi khối quả chín.

Tiếp theo, xát bằng máy xát khô cà phê, loại bỏ vỏ ngoài, vỏ trấu khô để cho ra cà phê nhân thành phẩm. Cuối cùng, bảo quản cà phê khô trong bao tải với nền nhà để tạo sự thông thoáng.

2. Phương pháp chế biến ướt

Ở phương pháp chế biến ướt, nó đòi hỏi trang bị máy móc chuyên dụng và tiêu hao một số lượng nước đáng kể.

Sau khi thu hoạch, làm sạch tạp chất, loại bỏ một số lượng trái cà phê khô, chưa chín, bị sâu mà sẽ làm cho chất lượng của lô cà phê bị giảm đi.

Loại bỏ thịt và chất nhầy khỏi hạt cà phê bằng máy xát, xát vỏ. Công đoạn này chủ yếu làm cho vỏ, thịt kèm theo chất nhầy và hạt cà phê đước tách ra, cà phê được làm sạch. Đây là công đoạn tạo ra sự khác biệt quan trọng giữa hai phương pháp chế biến khô và ướt.

Tiếp theo là quá trình lên men. Hạt cà phê được ủ trong các thùng lớn và để cho lên men bởi các enzyme tự nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung.

Cuối cùng là công đoạn sấy khô. Sau khi lên men, hạt cà phê được rửa bằng nước sạch, có độ ẩm khoảng 57- 60%. Quá trình sấy kết thúc khi mức độ ẩm cà phê là 12,5%. Sau khi sấy, cà phê sẽ được lưu kho và xay xát thành cà phê nhân ngay trước khi đóng bao xuất khẩu.

3. Phương pháp chế biến mật ong

Phương pháp này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp mật ong là chỉ chọn những quả chín khi thu hái. Vì hàm lượng đường trong quả cà phê sẽ ở mức cao nhất và đạt chất lượng tốt nhất để bắt đầu đưa vào chế biến.

Sau khi thu hoạch đủ số lượng, quả cà phê sẽ được đưa vào máy xát vỏ. Với chất nhầy vẫn còn dính trên hạt cà phê, chúng sẽ được trải lên các giàn phơi bằng nắng tự nhiên. Các giàn phơi bằng tre cách mặt đất một khoảng cách nhất định, các giàn làm bằng lưới nhựa màu đen.

Tuỳ vào điều kiện thời tiết, thông thường sẽ mất khoảng 12 nắng thì cà phê mới đạt đến độ ẩm 12%.

Dựa vào độ nhớt trên vỏ mà người ta phân thành 4 loại cà phê mật ong phổ biến:

Mật ong trắng: có 10% – 15% chất nhầy bám trên vỏ thóc.

Mật ong vàng: có 15% – 50% chất nhầy bám trên vỏ thóc.

Mật ong đỏ: có 50% – 90% chất nhầy bám trên vỏ thóc.

Mật ong đen: có 90% – 100% chất nhầy bám trên vỏ thóc.

Hãy tìm hiểu thật kỹ các phương pháp trên để tạo ra loại cà phê đặc sản nhất nhé. Đảm bảo bạn sẽ có được loại cà phê ngon đúng vị, như ý của mình.

 

Đọc thêm:

Những điều cần biết về cà phê sạch túi lọc

Tìm hiểu về cà phê đặc sản

Đặc điểm của cà phê hạt chế biến ướt

 

Bình luận

Bài viết liên quan

Mách bạn cà phê hạt rang giá rẻ Mơak Farm

Mách bạn cà phê hạt rang giá rẻ Mơak Farm

Cà phê thơm ngon thì chắc chắn sẽ thu hút được người thưởng thức. Là một thức uống được ưa chuộng của người dân Việt Nam nói riêng à trên thế giới nói chung. Cà phê mang lại nhiều lợi ích khác nhau trong cuộc sống cho con người. Vì vậy, nhu cầu sử dụng […]

Địa chỉ bán cà phê hạt giá rẻ Buôn Ma Thuột

Địa chỉ bán cà phê hạt giá rẻ Buôn Ma Thuột

Hiện nay, cà phê là sản phẩm không thể thiếu đối với những quán kinh doanh cà phê. Mọi người thường sử dụng các mặt hàng phổ biến như cà phê bột, cà phê hạt… Bất cứ khách hàng nào khi sử dụng cà phê, họ đều đặt ra yêu cầu cho sản phẩm đó. […]

Cung cấp cà phê giá sỉ tại Buôn Ma Thuột

Cung cấp cà phê giá sỉ tại Buôn Ma Thuột

Hiện nay, cà phê dần trở thành thức uống không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Đối với thế giới, cà phê đã và đang được tiêu chuẩn hóa về an toàn cũng như hương vị. Vì vậy, thị trường cà phê ngày càng được mở rộng và phát triển. Thị trường […]